Top những khu vực có giá đất đắt nhất Hà Nội hiện nay

Top những khu vực có giá đất đắt nhất Hà Nội hiện nay

Khu vực nào giá đất đắt nhất Hà Nội? Bạn đang tìm hiểu giá nhà đất ở Hà Nội và đang chưa biết nơi nào uy tín để tham khảo đúng nhất? Truy cập ngay với songdanhatnamgroup.vn để hiểu rõ hơn nhé.

Tổng quan thị trường bất động sản Việt Nam

Theo số liệu tổng hợp báo cáo từ Hiệp hội BĐS Việt Nam; Trong những tháng đầu 2022, tình trạng “sốt đất” đã xảy ra xảy ra từ Nam ra Bắc. Tình trạng này xảy ra khắp khu vực trên cả nước với mức tăng bình quân từ 30 – 100%. Chẳng hạn như: Ba Vì – Hà Nội (75%), Hải Dương 19%; Hòa Bình (tăng 102%); Bắc Ninh 28%. Tương tự; tình hình giá đất tại các tỉnh phía Nam hiện nay cũng chứng kiến sự leo thang của thị trường nhà. Đặc biệt đó là đất nền: Bà Rịa – Vũng Tàu (24%); Kiên Giang (38%); TP Hồ Chí Minh tăng bình quân 25%…

Xu hướng thị trường bất động sản hiện nay ra sao?

Theo đánh giá chung thì có thể thấy xu hướng thị trường bất động sản trong 6 tháng cuối năm 2022 đang có chiều hướng chững lại. Cùng với đó, giá đất được dự báo sẽ tiếp tục tăng tuy nhiên tính thanh khoản sẽ không quá cao. 

Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia về bất động sản cho biết rằng; nếu như nhu cầu thực của thị trường BĐS được đáp ứng. Đồng thời là những nhà đầu tư thực hiện tốt việc tái cơ cấu sản phẩm. Thì vào cuối năm nay, thị trường bất động sản sẽ có thể duy trì được sự ổn định trong quý III và IV.

Nguyên nhân nào khiến giá đất Hà Nội tăng cao 

Có nhiều nguyên nhân khiến giá đất Hà Nội tăng trưởng mạnh trong vòng 5 năm trở lại đây; đặc biệt là giai đoạn 2020 – 2022 khi mà Hà Nội nằm trong TOP 3 thành phố có giá đất cao nhất. Theo đó: 

Làn sóng tăng giá của nguyên vật liệu xây dựng 

Làn sóng tăng giá của nguyên vật liệu xây dựng
Làn sóng tăng giá của nguyên vật liệu xây dựng

Tại khu vực Hà Nội, giá địa ốc tăng nhanh nhất vào thời điểm cuối năm 2021 – đầu năm 2022 khi mà thị trường có dấu hiệu phục hồi; những dự án đã bị “đóng băng” trong giai đoạn đại dịch đã được nhiều chủ đầu tư trong và ngoài nước đã đẩy mạnh và hoàn thiện; cộng hưởng từ một làn sóng tăng giá thép cũng đã khiến cho giá bán sản phẩm tăng mạnh ở mọi phân khúc.

Nguồn cung đất vùng trung tâm đang cạn dần 

Theo các chuyên gia bất động sản phân tích, khi xu hướng thị trường chung ở nhiều thành phố lớn trung tâm đô thị; về dài hạn; giá đất ở thành phố lớn vẫn tăng do quỹ đất không thay đổi “đất không tự sinh ra, trong khi dân số lại ngày càng tăng”.

Điều đó đã dẫn đến hệ quả chính là nguồn cung không đáp ứng đủ cho nhu cầu của thị trường; khi các gia đình trẻ đang càng phải bóp chặt lại chi tiêu trong nhiều năm để có thể sở hữu được căn hộ chung cư bình dân.

Bất động sản đã trở thành nơi trú ngụ an toàn trước làn sóng lạm phát 

Khi chiến sự giữa Nga và Ukraine diễn ra ngày 24/02/2022; điều này đã tạo nên một làn sóng khuynh đảo thị trường kinh tế thế giới; khiến cho tất cả các mặt hàng chủ đạo như: vàng, dầu, khí đốt,…đều đồng loạt tăng giá một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư hiện nay không còn mặn mòi với lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng; bởi những ảnh hưởng của chiến sự thế giới cũng như hậu quả của đại dịch đi qua đã khiến cho tốc độ lạm phát đã tăng nhanh chóng.

Theo đó, dòng tiền được chuyển sang 2 kênh đầu tư đó chính là bất động sản và vàng. Yếu tố lạm phát đã khiến cho dòng tiền đổ vào bất động sản ngày càng nhiều hơn; tạo nên một xu hướng săn bất động sản ở những khu vực như: Hà Nội ngày càng mạnh mẽ hơn; khi mà nguồn cung tại trung tâm Hà Nội đang cạn dần. 

Giá đất đắt nhất Hà Nội hiện nay là bao nhiêu? 

Theo bảng giá đất trên địa phận của TP.Hà Nội, vận dụng từ ngày 01/01/2020 đến 31/12/2024 thì Q. Hoàn Kiếm có giá đất cao nhất là gần 189 triệu đồng/m2, khiến cho nhiều người choáng ngợp nhưng trên thực tế; giá này còn cao hơn rất nhiều, thậm chí có thể lên tới 1 tỷ đồng/m2.

Trong đó; hơn 50 phố tại khu vực Hoàn Kiếm có giá hơn 100 triệu/m2, như: Hàng Mã, Tràng Tiền (116 triệu/m2); Đinh Tiên Hoàng, Hàng Đường (120 triệu/m2); Hàng Gai; Hoàn Kiếm; Hàng Bông;…. Đặc biệt, giá đất niêm yết tại phố Hàng Ngang; Hàng Đào và Lê Thái Tổ là cao nhất – 162 triệu/m2.

Thủ đô Hà Nội
Thủ đô Hà Nội

Theo nghiên cứu và điều tra khảo sát mới nhất, những tuyến phố tập trung tại khu vực phố cổ có giá đắt nhất thị trường Hà Nội; đơn cử là quận Hoàn Kiếm, đặc biệt là tuyến phố quanh Hồ Hoàn Kiếm.

Hiện nay, những tuyến phố ở Hà Nội có giá đắt đắt nhất là: phố Lê Thái Tổ với mức giá phổ biến gây “sốc” là 1.02 tỷ đồng mỗi m2; và tối đa là 1.03 tỷ/m2. Tiếp sau đó là phố Bảo Khánh với giá đất đạt 997,4 triệu/m2. Thứ ba là phố Hàng Hành; đạt 948,1 triệu/m2. Đứng thứ 4 và thứ 5 lần lượt là phố Hàng Bông và phố Phan Chu Trinh với giá đất dao động trong khoảng 900 triệu/m2.

Còn giá đất thấp nhất thuộc Quận Hà Đông, hơn 5 triệu đồng/m2.

Khu vực nào có giá đất đắt nhất Hà Nội hiện nay?

Quận Thanh Xuân

Tại nhiều tuyến phố quận Thanh Xuân, giá đất giao dịch thực tế lên đến 350 triệu/m2; cao hơn so với mức niêm yết 43 triệu/m2. Nguyễn Thị Định; Trường Chinh; Nguyễn Xiển chính là những tuyến phố có giá đất giao dịch thuộc top cao tại quận này. Những lô đất mặt phố trên toàn quận nằm trung bình ở mức 150-200 triệu/m2.

Theo đó, phố Nguyễn Thị Định (phần thuộc quận Thanh Xuân) là một trong các khu vực có giá đất ở cao nhất trên toàn quận; mức giá trong khoảng 350 triệu/m2 tùy vào vị trí, diện tích của từng lô đất.

Nằm sát khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, an ninh đảm bảo, mật độ cây xanh cao; và trình độ dân trí cao; là các yếu tố làm cho tuyến phố này có giá đất ở cao hơn nhiều tuyến phố lớn khác.

Phố Trường Chinh, đoạn từ Ngã Tư Sở đến với ngã 3 Tôn Thất Tùng; có giá đất giao dịch khoảng 200 đến 300 triệu/m2. Đây cũng là 1 tuyến phố được UBND Hà Nội định mức giá đất cao nhất trên địa bàn quận Thanh Xuân (43 triệu/m2).

Quận Ba Đình

Đào Tấn; Kim Mã; Liễu Giai; Nguyễn Thái Học là các tuyến phố lớn trên địa bàn quận Ba Đình. Nhờ vào vị trí trung tâm mà hoạt động kinh doanh ở đây diễn ra sôi động; điều này cũng đã làm cho giá đất ở trên các tuyến phố nói trên nằm trong top cao nhất trên toàn quận Ba Đình.

Quận Ba Đình
Quận Ba Đình

Phố Kim Mã từ đoạn Nguyễn Thái Học đến Liễu Giai, có giá đất giao dịch trong khoảng 350 triệu/m2; trong khi theo quy định thì giá đất tại đây chỉ bằng 1/5. Cũng trên tuyến phố này, đoạn từ Liễu Giai đến cuối đường nằm ở mức giá trên 300 triệu/m2. Phố Liễu Giai và Phố Đào Tấn ghi nhận giá đất giao dịch nằm trong khoảng 300 đến 350 triệu/m2 tùy vào đặc điểm của từng lô đất.

Tương tự, đất ở trên tuyến phố Nguyễn Thái Học có giá 92 triệu/m2. Thực tế giao dịch, giá đất ở phố này nằm ở mức 350 đến 450 triệu/m2; đắt hơn 4 – 5 lần so với mức quy định.

Ở khu vực này không phải là nơi có hoạt động kinh doanh sầm uất; tuy nhiên nhờ lợi thế về mật độ mặt nước, mật độ cây xanh và trình độ dân trí cao; nên 1 số lô được đội giá lên nhiều lần, cao hơn nhiều so với mặt bằng chung khu vực.

Quận Đống Đa

Nguyễn Thái Học chính là phố có giá đất niêm yết đắt nhất tại quận Đống Đa; với mức 80 triệu/m2. Tuy nhiên, giao dịch trên tuyến phố này ghi nhận giá đất thực tế khoảng 400 đến 450 triệu/m2.

Còn tuyến phố Xã Đàn, do lợi thế gần trung tâm nên tuyến phố này đã có mức giá giao dịch nằm trong top đầu tại quận Đống Đa, xấp xỉ mức 400 triệu/m2. Tuy nhiên, do người dân tại nơi đây hầu như không có nhu cầu trao đổi đất nên khu vực Xã Đàn không có nhiều giao dịch.

Cạnh đó, là tuyến phố Ô Chợ Dừa có mức giá dao động trong khoảng 280-360 triệu/m2. Do quá trình quy hoạch chưa hoàn tất nên 2 mặt phố Ô Chợ Dừa có mức giá chênh lệch nhau và mức độ chênh lệch khoảng 30 đến 50 triệu/m2.

Các tuyến phố lớn khác như: Láng Hạ Chùa Bộc, Hoàng Cầu, Nguyễn Lương Bằng, Thái Hà, Tôn Đức Thắng,… đều có mức giá cao, trong khoảng 250 đến 350 triệu/m2. Nhìn chung, đất trên toàn quận Đống Đa có mức giá khá cao và tương đối đồng đều.

Quận Cầu Giấy

Tại phố Cầu Giấy, giá đất cao nhất theo quy định là 48 triệu/m2; tiếp đó là Lê Văn Lương với mức 46 triệu/m2. Tuy nhiên trên thực tế, theo tìm hiểu đất tại khu vực này có giá giao dịch dao động 200-250 triệu/m2.

Tại quận Cầu Giấy; các con phố khác có giá giao dịch cao nhất thuộc về Nghĩa Tân, Tô Hiệu (200-300 triệu/m2); Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Văn Huyên kéo dài (khoảng 300 triệu/m2).

Quận Cầu Giấy Hà Nội
Quận Cầu Giấy Hà Nội

Tuyến phố có mức giá giao dịch cao nhất quận Cầu Giấy chính là tuyến phố mới tại Trần Thái Tông (từ Xuân Thủy đến Duy Tân) phổ biến 400 triệu/m2. Tuy nhiên, do phụ thuộc vị trí, diện tích, chiều rộng mặt tiền nhiều lô đất cùng tuyến chỉ được định giá 150-200 triệu/m2.

Một số phố khác có giá giao dịch trong khoảng 100-200 triệu/m2, trong đó có Quan Hoa

Lời kết

Như vậy bài viết trên đây, songdanhatnamgroup.vn đã thống kê đầy đủ đến bạn đọc quan tâm thông tin về top những khu vực có giá đất cao nhất Hà Nội hiện nay, cũng như nơi có giá đất đắt nhất Hà Nội nằm ở đâu khu vực nào và có giá là bao nhiêu? Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ trang bị được thêm những kiến thức hữu ích về thị trường bất động sản và có những chiến lược đầu tư hiệu quả vào bất động sản tại Hà Nội.

Hãy truy cập chuyên mục Thị trường Bất Động Sản của songdanhatnamgroup.vn để khám phá thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *